Thành phố làm tốt công tác quan tâm, chăm lo cho người khuyết tật
Quan tâm, chăm sóc, bảo vệ và tạo điều kiện cho người khuyết tật hoà nhập cộng đồng, vươn lên trong cuộc sống là hoạt động có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Nhận thức được điều này, thời gian qua, công tác chăm sóc, bảo vệ, giúp đỡ những người khuyết tật trên địa bàn thành phố luôn được các cấp, các ngành cũng như toàn xã hội quan tâm, với nhiều việc làm thiết thực, tạo điều kiện ngày càng tốt hơn cho người khuyết tật vơi bớt mặc cảm, vươn lên trong cuộc sống.

Hiện nay Thành phố có 3431 đối tượng người khuyết tật hưởng trợ giúp xã hội hằng tháng, trong đó trên 1000 người khuyết tật đặc biệt nặng, trên 2400 trường hợp khuyết tật nặng. Để triển khai thực hiện tốt các hoạt động chăm sóc, trợ giúp tạo điều kiện tốt nhất cho người khuyết tật hòa nhập vào đời sống xã hội và cộng đồng dân cư nơi sinh sống, những năm qua bên cạnh công tác tuyên truyền, đẩy mạnh các các hoạt động hỗ trợ chăm lo đời sống, việc làm, công tác chi trả chế độ cho người khuyết tật được thành phố thực hiện kịp thời, đúng đối tượng các chính sách bảo trợ xã hội của Nhà nước, đảm bảo mọi người khuyết tật đều được hưởng chính sách trợ giúp như nhau. Trạm y tế các xã, phường khám chữa bệnh định kỳ, phát hiện các trường hợp dị tật bẩm sinh và cấp phát thuốc miễn phí một số chương trình cho người khuyết tật. Đồng thời, lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người khuyết tật tại nơi cư trú .
Công tác chăm lo nâng cao chất lượng cuộc sống cho người khuyết tật trên địa bàn có chuyển biến đáng kể qua từng năm. Toàn thành phố có 98 người khuyết tật thuộc diện hộ nghèo, có 3388 người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, 8 người khuyết tật đang hưởng trợ cấp người có công, 15 người khuyết tật hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH. 2.847 NKT được cấp thẻ BHYT miễn phí. 1 NKT đang được nuôi dưỡng trực tiếp và có người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng, 50 NKT đang hưởng chính sách nuôi dưỡng, chăm sóc trong cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội. Ngoài ra nhân dịp lễ tết đã vận động các tổ chức, đơn vị, cá nhân trong và ngoài thành phố đóng góp, tặng quà cho người khuyết tật. Tổ chức đào tạo nghề cho 2.000 người khuyết tật tại các trường trung cấp nghề cho người khuyết tật tại xã Đông Hòa, Trung tâm dạy nghề cho NKT phường Trần Lãm và Hội người mù Thành phố. Các nghề được đào tạo chủ yếu như điện tử, may, tẩm quất, massage, xoa bóp, bấm huyệt tại . Từ đó giúp người khuyết tật vơi đi những mất mát, bất hạnh, vượt qua bệnh tật, xóa bỏ mặc cảm, tự ti vươn lên hòa nhập cộng đồng, tìm kiếm việc làm tự lập trong cuộc sống. Điển hình như chị Đào Thị Mị tổ 1 phường Phú Khánh, không may bị tai nạn khi mới 11 tuổi, đã mất đi vĩnh viễn đôi chân, năm 2000 chị được giới thiệu cho đến học sửa chữa vàng bạc và chị mở cửa hàng chuyên gia công sửa chữa vàng bạc, một thời gian sau khi lập gia đình thiết thực thấy gia công sửa chữa vàng bạc không cho thu nhập là mấy, 2 vợ chồng chị đã mở cửa hàng ăn nhanh như xôi bánh mì nước giải khát, cho thu nhập hàng tháng cũng đủ chi tiêu sinh hoạt cho gia đình. Chị Mị chia sẻ: Với bản thân không may mắn như mọi người nên buộc bản thân phải cố gắng hơn, nhưng tôi còn may mắn hơn những người khác có thể lao động được và có gia đình hạnh phúc. Tôi mong muốn các bạn khuyết tật cố gắng vượt qua số phận không tự ti bản thân.
Còn đối với bà Vũ Thị Kim Thùy, phường Lê Hồng Phong, bị khuyết tật từ nhỏ sau một lần ốm nặng, đôi chân khèo teo tóp khiến bà phải đi lại bằng đôi tay, những sinh hoạt nặng hay lúc ốm đau phải nhờ anh em cháu chắt. Năm nay đã ngoài 70 tuổi ngoài số tiền trợ cấp hàng tháng, hàng năm cứ mỗi độ tết đến xuân về bà Thùy cũng được các cấp hội từ thành phố đến phường Lê Hồng Phong thăm tặng quà, nhờ sự quan tâm đó khiến bà Mị không thấy tự ti trong cuộc sống: Những năm qua tôi được Nhà nước các ban ngành đoàn thể từ thành phố đến phường rất quan tâm, tôi xin cảm ơn, tôi mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm để tôi vươn lên trong cuộc sống
Cùng lãnh đạo và Hội phụ nữ xã Vũ Đông đến thăm gia đình anh Phạm Đức Tiến, thôn Lê Lợi Xã Vũ Đông chúng tôi không khỏi ngạc nhiên bởi người khuyết tật đặc biệt nặng này tàn nhưng không phế. Anh Tiến tâm sự, trong 7 anh em được bố mẹ sinh ra, thì anh không may mắn bị khuyết tật từ khi mới sinh, đôi chăn teo tóp không có bàn, khiến anh phải đi bằng lạng và xe lăn. Vợ anh bị cũng bị khuyết tật thể nhẹ, ngoài số tiền trợ cấp hàng tháng, và nhà nước hỗ trợ xây mới cho ngôi nhà, vợ chồng anh Tiến đã được địa phương tạo điều kiện cho vay vốn để mở trang trại chăn nuôi lợn, gà, ngan để có thêm thu nhập bản thân. Ngoài ra, anh Tiến học thêm nghề sửa chữa xe đạp, người dân trong thôn rất thương vợ chồng anh, hế cứ ai hỏng xe đạp dù gần dù xa cũng đều mang về để anh Tiến sửa tạo việc làm cho anh. Giờ đây vợ chồng anh cũng có gia đình hạnh phúc, cháu lớn đã lập gia đình và sinh cho anh chị 3 cháu ngoại: Với bản thân không may mắn nhưng tôi nỗ lực vượt qua, tôi mong tiếp tục được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp các ngành, mong vợ chồng có sức khỏe để tiếp tục lao động hòa nhập cộng đồng
Có thể nói, công tác chăm sóc người khuyết tật trên địa bàn thành phố đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và cộng đồng trong việc thực hiện các chính sách đối với người khuyết tật; khơi dậy và phát huy truyền thống “tương thân tương ái” tốt đẹp của dân tộc. Đời sống vật chất, tinh thần của người khuyết tật được cải thiện đáng kể. Họ có thêm những cơ hội bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, phát huy khả năng và tự lực trong cuộc sống.