Thành phố: Triển khai thực hiện đề án “tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”.
Thành phố tập trung các giải pháp nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng vá hình thành thói quen, văn hóa sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
Theo đó, Thành phố rà soát, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, xây dựng các mô hình nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân. Đề xuất xây dưng quy chế thu hút luật sư, luật gia, người có kiến thức pháp luật, có uy tin tham gia hòa giải ở cơ sở. Khảo sát, đánh giá nhu cầu thực trạng sử dụng pháp luật của người dân, hướng dẫn kỹ năng tìm hiểu, khai thác pháp luật phù hợp, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, phương tiện thông tin đại chúng trong tiếp cận pháp luật. Củng cố, nâng cao hiệu quả đường dây nóng và các kênh tiếp nhận, trả lời kiến nghị, phản ánh, giải đáp tư vấn, hỗ trợ các vấn để liên quan đến việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Nâng cao năng lực, trách nhiệm của các cơ quan thi hành pháp luật, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, thi đua, khen thưởng trong việc thi hành pháp luật liên quan đến quyền con người, quyền công dân. Bình chọn, tôn vinh, khen thưởngcông dân gương mẫu, người tốt việc tốt trong xây dựng, bảo vệ, thực hiện pháp luật.
Phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc Thành phố, các tổ chức thành viên và các tổ chức khác trong việc hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật. Bố trí nguồn lực đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong phổ biến, giáo dục pháp luật, dảm bảo cung cấp thông tin pháp luật đầy đủ, kịp thời, nhanh chóng, thuận lợi đến với người dân. Đồng thời nghiên cứu, triển khai các giải pháp mới nhằm nâng cao khả năng tiếp cận pháp luật, hỗ trợ thông tin pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật phù hợp với từng đối tượng đặc thù như trẻ em, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo./.