A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tiếp tục thực hiện đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Nhằm xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên để xây dựng xã hội học tập phát triển bền vừng, Thành phố đặt ra các mục tiêu và phương hướng cụ thể phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng dân cư.

Thành phố phấn đấu đến năm 2025, 80% học sinh, sinh viên thường xuyên sử dụng hệ thống thư viện công cộng, thư viện của các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố. 15 – 20% người dân ở khu vực nông thôn được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức và tiếp cận sách, báo, tài liệu. Phấn đấu có từ 20 đến 30% người dân, 85% người sử dụng thư viện có kỹ năng đọc, tiếp nhện và sử dụng thông tin tri thức thông qua việc đọc và học tập suốt đời. 100% cơ sở giáo dục có thư viện, trong đó 70% các trường tiểu học, trung học cơ sở có thư viện đạt chuẩn. 10% số xã được công nhận xã nông thôn mới có thư viện và phòng đọc sách đạt chuẩn. Hàng năm, Thư viện Thành phố thường xuyên bổ sung các đầu sách mới, tổ chức luân chuyển sách 50 lượt/năm và phục vụ sách lưu động 10 lượt/năm đến các điểm đọc sách ở cơ sở. Đến năm 2025, thư viện Thành phố bổ sung 10 nghìn bản tài liệu số; 50% hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, dịch vụ thư viện được ứng dụng khoa học và công nghê, số hóa; xây dựng và nâng cấp hoạt động trang thông tin điện tử của thư viện, ít nhất 30% dịch vụ thư viện được cung cấp trực tuyến.

Đến năm 2030, duy trì và củng cố các chỉ tiêu phát triển văn hóa đọc, cải tiện môi trường văn hóa đọc với nhiều hifnht hwusc từ thành phố xuống cơ sở. Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động phục vụ bạn đọc tại thư viện Thành phố, thư viện trường học, thư viện cộng đồng.

Để thực hiện tốt mục tiêu, Thành phố tập trung tuyên truyền tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa đọc, hình thành thói quen đọc sách, báo. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng kho tài liệu số hóa, từng bước xây dựng thư viện Thành phố trở thành thư viện điện tử. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho thư viện trường học, đưa hoạt động thư viện trường học vào thời khóa biểu hoặc lồng ghép trong các hoạt động khác. Khuyến khích phát triển thư viện tư nhân, tủ sách dòng họ, gia đình. Tổ chức đa dạng các hoạt động về sách và văn hóa đọc như cuộc thi tìm hiểu sách, kể chuyện sachs, triển lãm, giới thiệu sach, đại sứ văn hóa đọc, vẽ tranh theo sách...


Tác giả: PV Lan Hương
Nguồn:thành phố Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Liên kết website